Khái niệm

Lọc dầu bôi trơn là thiết bị dùng để lọc sạch các tạp chất, bụi bẩn, mạt kim loại sinh ra trong quá trình hoạt động của động cơ. Giúp dầu nhớt lưu thông trở lại luôn sạch, từ đó bảo vệ các chi tiết chuyển động như trục cam, trục khuỷu, xéc-măng.

 

Lọc dầu bôi trơn máy phát điện

Chức năng chủ yếu

Lọc sạch tạp chất trong dầu nhớt

Lọc bôi trơn giữ lại bụi bẩn, mạt kim loại, muội than, cặn sinh ra trong quá trình động cơ hoạt động. Đảm bảo dầu nhớt luôn sạch, không bị lẫn tạp chất.  Không gây mài mòn cho các chi tiết chuyển động.

Bảo vệ chi tiết máy khỏi mài mòn

Dầu sạch giúp giảm ma sát, hạn chế hư hỏng ở trục khuỷu, trục cam, piston, bạc lót, xéc-măng. Tránh gặp tình trạng “cháy nhớt” do tạp chất cọ xát với nhiệt độ cao.

Duy trì áp suất dầu ổn định

Lọc dầu giúp duy trì dòng chảy dầu ổn định, tránh nghẹt đường dầu. Nếu không có lọc hoặc lọc bị nghẽn dẫn tới dầu không lên đủ. Khiến cho  áp suất dầu tụt, gây nóng máy và hư hỏng nhanh.

Kéo dài tuổi thọ dầu nhớt

Giảm tạp chất bị lẫn giúp  dầu ít bị oxi hóa . Từ đó,  sử dụng được lâu hơn, tiết kiệm chi phí thay dầu

Tăng tuổi thọ và hiệu suất động cơ

Bơi trơn hiệu quả khiến động cơ hoạt động trơn tru, ít bị hao mòn . Làm giảm tiêu hao nhiên liệu và chi phí sửa chữa.

Các thành phần cơ bản

Vỏ lọc: Là lớp vỏ kim loại cứng, chịu được áp suất cao của dòng dầu. Thường làm bằng thép, được sơn tĩnh điện chống gỉ. Có ren ở đầu để vặn vào thân động cơ.

Lõi lọc : Là phần quan trọng nhất, có tác dụng giữ lại cặn bẩn, mạt kim loại, muội than.Thường được làm từ  giấy lọc đặc biệt (giấy xenlulo xếp nếp). Hoặc  Sợi tổng hợp ,  lưới inox ở các loại lọc cao cấp. Lõi lọc được xếp nếp dạng sóng để tăng diện tích tiếp xúc với dòng dầu.

Van một chiều (ở một số loại): Là van cao su hoặc silicone. Ngăn dầu chảy ngược ra khỏi lọc khi máy ngừng hoạt động. Giúp dầu không bị rút khỏi lọc để lần khởi động sau có đủ dầu bôi trơn ngay.

Nắp đáy và đế lắp đặt : Đế lọc có các lỗ dầu vào – ra và vòng ron cao su để làm kín khi vặn vào thân máy. Nắp đáy giữ cố định lõi lọc bên trong, thường được dập kín với vỏ ngoài.

Vị trí

Vị trí cụ thể thường gặp

Lọc dầu bôi trơn thường được gắn liền vào thân động cơ, gần vị trí bơm nhớt.  Nằm ở bên hông động cơ, có thể dễ dàng nhìn thấy từ ngoài khi mở nắp máy. Lọc dầu bôi trơn  có thể lắp dọc hoặc ngang tùy vào thiết kế máy. Một số động cơ lớn có thêm lọc tinh hoặc lọc phụ, được nối bằng ống dẫn nhớt riêng, nằm gần hệ thống két làm mát dầu.

Cách nhận biết bằng mắt thường

Lọc dầu bôi trơn thường  có hình trụ tròn màu đen, xanh hoặc trắng, giống lọc nhớt xe hơi. Trên lọc thường có in logo hãng sản xuất, mã số lọc và hướng xoay lắp. Dễ dàng tháo ra bằng dụng cụ vặn lọc chuyên dụng.

Lọc dầu bôi trơn hoạt động như thế nào ?

Dầu nhớt được hút lên từ cácte

Khi động cơ hoạt động, bơm nhớt sẽ hút dầu từ cácte (dưới đáy động cơ).

Dầu được đẩy qua lọc dầu

Trước khi đến các chi tiết máy, dầu phải đi qua lọc dầu bôi trơn. Tại đây, các tạp chất, mạt kim loại, cặn đen  sẽ bị giữ lại bởi lõi lọc.

Dầu sạch tiếp tục đi bôi trơn

Dầu đã được lọc sẽ đi theo các đường dầu đến bạc trục, cam, piston, xéc-măng. Và cả các chi tiết quay – trượt khác trong động cơ.

Dầu chảy ngược về cácte

Sau khi làm nhiệm vụ bôi trơn, dầu nhớt chảy về lại cácte. Rồi được bơm hút lên lần nữa tạo thành chu trình khép kín.

Cơ chế an toàn đi kèm

Trong trường hợp lõi lọc bị nghẹt (quá bẩn), van bypass sẽ tự động mở . Cho phép dầu đi vòng qua lọc để đảm bảo động cơ không bị thiếu dầu. Tuy nhiên, khi van bypass hoạt động thường xuyên, đây là dấu hiệu lọc cần thay gấp.

Cách xử lí khi lọc dầu bị hư

Khi phát hiện vấn đề : Dừng máy ngay để  tránh cho động cơ tiếp tục chạy khi áp suất dầu bất thường hoặc có tiếng lạ.

Kiểm tra lọc dầu : Quan sát phần nối lọc xem có dầu rò rỉ không. Sau đó, dùng tay kiểm tra xem lọc có lỏng, nóng bất thường, hoặc bị biến dạng không.

Tháo lọc ra để kiểm tra : Dùng dụng cụ vặn lọc để tháo nhẹ nhàng rồi quan sát bên trong lõi.

Thay lọc mới : Thay lọc chính hãng hoặc lọc đúng mã số với động cơ đang sử dụng.Trước khi thay cần đổ đầy dầu vào lọc (nếu lắp dọc) và bôi trơn ron cao su bằng một ít dầu mới.  Cuối cùng, vặn chặt tay theo đúng hướng ghi trên lọc (không siết quá mạnh).

 Khởi động và kiểm tra lại : Nổ máy khoảng 1–2 phút rồi kiểm tra rò rỉ, áp suất dầu, tiếng động máy và nhiệt độ động cơ.

Lọc dầu nhớt cần được thay mới

 

Tham khảo bài viết về đặc điểm, nguyên lý và cách bảo dưỡng bộ lọc nhiên liệu của máy phát điện : https://gensetpower.vn/bo-loc-nhien-lieu-cua-may-phat-dien-va-cach-bao-duong/

Bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến máy máy phát điện, vui lòng gọi cho chúng tôi qua SĐT Hotline 0964. 160.888 để được hỗ trợ.