Máy phát điện 3 pha là gì ?
Máy phát điện 3 pha là loại máy phát ra dòng điện xoay chiều 3 pha, được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, xây dựng và các hệ thống điện công suất lớn. Máy phát điện 3 pha cấu tạo bao gồm nhiều phần khác nhau. Mỗi bộ phận đèu có chứng năng riêng để việc vận hành máy phát điện trở nên trơn tru và êm ái.
Công dụng của máy phát điện 3 pha
Cung cấp nguồn điện dự phòng khi mất điện
Máy phát điện cung cấp điện tạm thời cho nhà xưởng, công trình, tòa nhà khi điện lưới bị cắt.Ứng dụng trong bệnh viện, khách sạn, nhà máy, trung tâm dữ liệu, chung cư…Máy phát điện 3 pha có lợi thế là có thể cấp điện cho cả thiết bị 3 pha (công nghiệp) và thiết bị 1 pha (gia dụng).
Cung cấp điện cho các thiết bị công suất lớn
Vận hành máy móc công nghiệp như động cơ 3 pha, máy nén khí, máy CNC, thang máy… Ứng dụng cho các xưởng sản xuất, nhà máy, công trường xây dựng… Máy phân tải đều giữa 3 dây vì vậy ít hao tổn điện năng, chạy ổn định hơn so với máy 1 pha.
Nguồn điện chính ở các vùng không có điện lưới
Cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống tại các vùng sâu vùng xa, hải đảo, trạm viễn thông… Ứng dụng cho trạm BTS, đồn biên phòng, vùng cao, khu khai thác mỏ…Máy phát điện 3 pha có thể chạy liên tục và hoạt động ổn định với tải nặng.
Ứng dụng trong nông nghiệp và thủy lợi
Máy phát điện 3 pha có công dụng cấp điện cho máy bơm công suất lớn, hệ thống sấy nông sản, xay xát…Thường được sử dụng trong các trang trại, cánh đồng, hệ thống tưới tiêu…
Ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Dùng cho máy phát điện gió, thủy điện nhỏ và thường là loại 3 pha để truyền tải xa, ít hao phí. Ứng dụng vào điện gió, thủy điện mini, điện mặt trời nối lưới có tích hợp inverter 3 pha.
Dễ tích hợp hệ thống tự động hóa & điều khiển
Cấp điện cho hệ thống có ATS , tủ điện điều khiển, PLC…Dùng cho hệ thống nhà máy tự động, điều khiển bơm cấp nước, sản xuất dây chuyền…

Máy phát điện 3 pha cấu tạo nên từ những bộ phận nào?
Roto (phần quay)
Đây là phần được gắn với trục của động cơ. Có nam châm điện hoặc cuộn dây kích từ để tạo ra từ trường. Roto Quay quanh stator để tạo ra cảm ứng điện từ. Chức năng chính là tạo từ trường quay cảm ứng lên cuộn dây stator và sinh ra dòng điện.
Stato (phần đứng yên)
Gồm 3 cuộn dây (ứng với 3 pha A – B – C) quấn lệch nhau 120° trên lõi thép. Từ trường quay từ roto sẽ tạo ra điện áp xoay chiều trong 3 cuộn dây này. Stato sinh ra dòng điện xoay chiều 3 pha nhờ cảm ứng từ.
Bộ điều chỉnh điện áp AVR
AVR điều chỉnh lượng điện từ cấp cho rotor để giữ điện áp đầu ra ổn định dù tải thay đổi. Đây là bô phận đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định điện áp của máy phát.
Chổi than và vòng tiếp điện (chỉ có ở máy kích từ chổi than)
Có tác dụng truyền dòng điện từ mạch kích từ vào roto đang quay.
Hệ thống làm mát (quạt hoặc két nước)
Hệ thống làm mát có công dụng thể hiện ngay trong tên gọi của nó. Đó chính là làm mát cuộn dây và các linh kiện khi máy hoạt động lâu.
Cấu tạo động cơ sơ cấp (nếu là máy dùng nhiên liệu)
Chi tiết | Chức năng |
Buồng đốt, piston, trục khuỷu | Sinh công cơ học từ nhiên liệu |
Lọc gió, lọc dầu, lọc nhiên liệu | Bảo vệ động cơ khỏi bụi, cặn bẩn |
Bình nhiên liệu, bơm nhiên liệu | Cung cấp nhiên liệu |
Bộ khởi động, ắc quy | Khởi động máy |
Bộ điều tốc (governor) | Ổn định tốc độ quay của động cơ |
Bộ phận phụ trợ và kết cấu
Chi tiết | Chức năng |
Khung máy, vỏ chống ồn | Bảo vệ và giảm ồn |
Bộ điều khiển, đồng hồ đo | Theo dõi điện áp, dòng điện, tần số |
Bộ ATS (nếu có) | Tự động chuyển nguồn điện khi mất điện lưới |
Cầu dao, aptomat | Bảo vệ quá tải, ngắn mạch |
Bảo dưỡng máy phát điện định kì
Mục đích của việc bảo dưỡng máy phát điện
Duy trì hiệu suất hoạt động ổn định
Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, mài mòn, dầu nhớt cũ… sẽ làm giảm hiệu suất của máy. Bảo dưỡng giúp máy luôn chạy êm, đủ công suất, không bị ì máy hay tụt điện áp.
Kéo dài tuổi thọ của máy phát điện
Việc thay dầu định kỳ, kiểm tra bộ lọc, làm mát đúng cách sẽ ngăn ngừa hao mòn động cơ và đầu phát. Giúp máy sử dụng bền hơn, không phải thay thế sớm các linh kiện đắt tiền.
Ngăn ngừa sự cố đột xuất và hư hỏng nặng
Các lỗi như cạn dầu, nghẹt lọc, mòn dây curoa nếu không phát hiện sớm có thể gây cháy nổ hoặc hỏng máy nghiêm trọng. Việc bảo trì thường xuyên giúp giảm thiểu thời gian chết máy, chi phí sửa chữa lớn và rủi ro tai nạn.
Đảm bảo an toàn khi vận hành
Máy phát điện liên quan đến điện và nhiên liệu, nếu không kiểm tra rò rỉ, đấu nối, chập điện thì rất dễ gây cháy nổ. Bảo dưỡng giúp tránh rủi ro cho người vận hành và công trình xung quanh.
Tiết kiệm chi phí vận hành
Máy hoạt động trơn tru sẽ tiêu hao nhiên liệu đúng mức, giảm hao hụt và tránh chi phí sửa chữa lớn sau này.khi bảo dưỡng đúng hạn, máy sẽ vận hành tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đảm bảo nguồn điện luôn sẵn sàng khi cần thiết
Đặc biệt với máy dự phòng cho bệnh viện, nhà xưởng, hệ thống tự động. Máy phát điện phải hoạt động ngay khi mất điện. bảo dưỡng định kì giúp tránh gián đoạn sản xuất, thiệt hại kinh tế hoặc rủi ro an ninh.

Lịch bảo dưỡng định kì khuyến nghị
Chu kỳ | Hạng mục bảo dưỡng chính |
Hàng ngày | Kiểm tra mức dầu nhớt, nước làm mát- Kiểm tra nhiên liệu- Quan sát tiếng máy, rung lắc bất thường |
Sau mỗi 50 – 100 giờ | Thay dầu động cơ- Kiểm tra lọc dầu, lọc gió- Kiểm tra dây curoa, rò rỉ nhiên liệu |
Sau mỗi 250 – 300 giờ | Thay lọc dầu, lọc nhiên liệu- Làm sạch két nước làm mát- Kiểm tra và siết lại các bu lông, ốc |
Sau mỗi 500 – 600 giờ | Thay lọc gió (nếu dùng nhiều)- Kiểm tra và vệ sinh đầu phát- Kiểm tra ắc quy, hệ thống khởi động |
Sau mỗi 1000 giờ | Thay nước làm mát- Bôi trơn vòng bi đầu phát- Kiểm tra AVR, chỉnh điện áp- Kiểm tra tổng thể hệ thống điện |
Mỗi 1 – 2 năm (đại tu nhẹ) | Kiểm tra toàn bộ máy- Đại tu động cơ nếu có tiếng lạ hoặc giảm hiệu suất- Hiệu chỉnh đầu phát nếu cần |
Không sử dụng thường xuyên | Nổ máy không tải 10–15 phút mỗi tuần- Sạc ắc quy định kỳ- Bảo quản nơi khô ráo, thông thoáng |
Một số lưu ý khi bảo dưỡng máy phát điện
Lưu ý về an toàn
Tắt máy hoàn toàn và để nguội trước khi bảo dưỡng. Nhằm tránh bỏng hoặc tai nạn do nhiệt và các bộ phận chuyển động.
Ngắt nguồn điện và khóa cầu dao nguồn để ngăn nguy cơ điện giật hoặc máy khởi động đột ngột.
Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động. Như găng tay, kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc khi tiếp xúc nhiên liệu, dầu nhớt.
Không bảo dưỡng máy ở nơi kín không thông gió. Đặc biệt khi nổ máy thử làm tăng nguy cơ ngạt khí CO.
Lưu ý kỹ thuật khi kiểm tra – thay thế
Dùng dầu nhớt và lọc đúng loại, đúng thông số. Tránh dùng sai cấp nhớt gây giảm tuổi thọ động cơ.
Không châm quá đầy dầu hoặc nước làm mát ,có thể gây rò rỉ, giảm hiệu suất hoặc hư hỏng đầu máy.
Kiểm tra đúng cách khi vệ sinh lọc gió : Không dùng khí nén mạnh quá gần làm rách màng lọc.
Không tự ý điều chỉnh điện áp, tần số nếu không có kinh nghiệm. Các phần như AVR hoặc bộ điều tốc cần thợ kỹ thuật chuyên sâu.

Lưu ý với ắc quy và hệ thống điện
Làm sạch cực ắc quy, tra mỡ chống oxy hóa, giúp tránh hiện tượng đánh lửa, mất tiếp xúc.
Không để ắc quy hết điện trong thời gian dài, dẫn đến chai, giảm khả năng khởi động.
Không tháo lắp dây điện khi máy đang hoạt động vì nguy cơ cao về điện giật hoặc cháy thiết bị.
Lưu ý với nhiên liệu và chất thải
Không để nước hoặc bụi bẩn lẫn vào nhiên liệu, bụi bẩn có thể làm hỏng bơm cao áp và vòi phun.
Thải bỏ dầu cũ, lọc cũ đúng cách, không đổ bừa bãi để bảo vệ môi trường và tuân thủ quy định an toàn.
Lưu ý về quản lý và ghi chép
Ghi chép lại các lần bảo dưỡng, thay thế linh kiện để theo dõi hiệu suất và lập kế hoạch bảo trì tiếp theo.
Dán tem bảo dưỡng hoặc bảng lịch gần máy nhằm mục đích dễ nhắc nhở nhân sự vận hành.
Tham khảo bài viết có liên quan đến máy phát điện 3 pha cấu tạo : https://gensetpower.vn/cau-tao-may-phat-dien-3-pha-bao-gom-nhung-bo-phan-nao/
Mua máy phát điện Mitsubishi chính hãng
Cong ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình MInh – Nhà phân phối máy phát điện Mitsubishi chính hãng tại Việt Nam.
Liên hệ SĐT : 0964. 160. 888
Tham khảo sản phẩm : https://gensetpower.vn/san-pham/