Cảm biến giám sát trong máy phát điện: Vai trò và tầm quan trọng
Máy phát điện cần được giám sát liên tục để đảm bảo hiệu suất và tránh các sự cố. Hệ thống cảm biến giám sát đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi các thông số. Như nhiệt độ, áp suất, mức dầu, điện áp và rung động. Nhờ đó, người vận hành có thể phát hiện sớm các vấn đề và kịp thời bảo trì. Hãy cùng Bình Minh Group tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần cảm biến giám sát?
Máy phát thường hoạt động liên tục trong nhiều giờ và chịu tác động từ nhiệt độ, độ ẩmvà sự thay đổi của tải điện. Nếu không được giám sát chặt chẽ, các vấn đề có thể xảy ra. Như quá nhiệt, áp suất dầu thấp hay mất cân bằng điện áp.
Hệ thống cảm biến giám sát theo dõi các thông số quan trọng của máy phát điện theo thời gian thực. Từ đó phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Sau đó đưa ra cảnh báo trước khi sự cố xảy ra. Điều này kéo dài tuổi thọ thiết bị và đảm bảo an toàn cho người vận hành. Ngăn chặn nguy cơ cháy nổ hoặc hỏng hóc đột ngột gây gián đoạn nguồn điện.
Các loại cảm biến
Một số cảm biến thiết yếu bao gồm:
- Cảm biến nhiệt độ: Theo dõi nhiệt độ của động cơ, cuộn dây và dầu bôi trơn. Nếu nhiệt độ vượt ngưỡng cho phép, cảm biến sẽ gửi cảnh báo. Nó ngăn ngừa nguy cơ quá nhiệt, bảo vệ các bộ phận quan trọng.
- Cảm biến áp suất dầu: Kiểm soát áp suất trong hệ thống bôi trơn, đảm bảo dầu đến các bộ phận. Nếu áp suất giảm xuống mức nguy hiểm, hệ thống có thể tự động ngắt máy.
- Cảm biến mức nhiên liệu: Giúp theo dõi lượng nhiên liệu còn lại, cung cấp dữ liệu cho hệ thống quản lý. Kịp thời bổ sung, tránh tình trạng hết nhiên liệu đột ngột.
- Cảm biến điện áp và dòng điện: Kiểm soát đầu ra điện, phát hiện sự thay đổi điện áp hoặc dòng điện. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng quá tải, mất pha hoặc sụt áp.
- Cảm biến rung động: Theo dõi rung động trong động cơ và khung máy. Giúp phát hiện sớm các vấn đề như lệch trục, mất cân bằng hoặc hư hỏng ổ trục. Từ đó có biện pháp khắc phục trước khi xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Sự kết hợp của các cảm biến này giúp máy phát điện vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả. Đồng thời giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa.
Xem thêm:
Cảm biến nhiệt độ khí thải máy phát điện
Cảm biến tốc độ trong máy phát điện
Nguyên lý hoạt động
Cách cảm biến thu thập dữ liệu
Mỗi cảm biến được lắp đặt tại các vị trí quan trọng trên máy phát điện. Cảm biến nhiệt độ theo dõi nhiệt động cơ và dầu bôi trơn. Cảm biến áp suất dầu đo áp suất trong hệ thống bôi trơn. Cảm biến điện áp và dòng điện kiểm soát chất lượng đầu ra điện. Khi có sự thay đổi, cảm biến sẽ ghi nhận và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện.
Cách truyền dữ liệu đến bộ điều khiển
Sau khi thu thập dữ liệu, cảm biến truyền tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm. Qua dây dẫn hoặc sóng không dây. Các hệ thống hiện đại có thể gửi dữ liệu qua Wi-Fi, Bluetooth hoặc sóng RF đến máy tính hoặc thiết bị di động. Bộ điều khiển sẽ phân tích dữ liệu và hiển thị thông tin trên màn hình hoặc gửi cảnh báo nếu có sự cố.
Phản ứng tự động khi phát hiện sự cố
Khi dữ liệu cảm biến vượt ngưỡng an toàn, hệ thống sẽ phản ứng ngay lập tức. Nếu lỗi nhẹ, bộ điều khiển sẽ phát cảnh báo. Nếu lỗi nghiêm trọng, hệ thống có thể giảm tải hoặc ngắt máy tự động.
Bảo trì đúng cách
Kiểm tra định kỳ độ chính xác của cảm biến
Việc kiểm định định kỳ cảm biến là tối quan trọng để bảo đảm độ chính xác của phép đo. Quy trình này bao hàm đối chiếu số liệu cảm biến với chuẩn. Đánh giá tín hiệu phát ra và hiệu chuẩn khi phát hiện sai số.
Vệ sinh và thay thế cảm biến khi cần thiết
Bụi bẩn, dầu mỡ hoặc hơi ẩm làm ảnh hưởng đến độ nhạy của cảm biến. Do đó, cần lau chùi bề mặt cảm biến định kỳ với dung dịch thích hợp. Nếu cảm biến bị hư hỏng hoặc sai số lớn khi đã hiệu chỉnh, cần thay thế ngay. Tránh để không ảnh hưởng đến tuổi thọ của cảm biến.
Đảm bảo kết nối giữa cảm biến và bộ điều khiển luôn ổn định
Việc duy trì kết nối không dây giữa cảm biến và bộ điều khiển là tối quan trọng. Kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sự cố hoặc nhiễu tín hiệu là cần thiết. Hệ thống không dây cần đảm bảo hoạt động liên tục. Tránh gián đoạn do sự cố mạng hay mất điện.