Tại sao cần phải lắp máy phát điện trong trạm phát sóng
Máy phát điện trong trạm phát sóng có vai trò quan trọng như thế nào ? Hãy cùng nhau tìm hiểu mức độ cần thiết và cách lắp đặt chi tiết máy phát điện trong trạm phát sóng nhé !
Đảm bảo hoạt động liên tục (24/7)
Trạm phát sóng (như trạm BTS của mạng di động) phải hoạt động liên tục không gián đoạn, kể cả khi mất điện. Khi có sự cố mất điện lưới do mưa bão, cắt điện bảo trì. Máy phát điện sẽ tự động cấp nguồn, giúp duy trì tín hiệu viễn thông.
Đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng
Nếu trạm phát ngừng hoạt động, người dùng trong khu vực sẽ mất sóng, gây gián đoạn liên lạc, ảnh hưởng đến cuộc gọi, Internet, tin nhắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của nhà mạng và trải nghiệm người dùng.
Phòng chống thiên tai, khẩn cấp
Trong các tình huống khẩn cấp như lũ lụt, bão, cháy rừng…, điện lưới có thể bị ngắt lâu dài. Khi đó, máy phát điện giúp trạm vẫn hoạt động để duy trì liên lạc cứu hộ. CŨng có thể gửi cảnh báo cho người dân, kết nối mạng cho các hệ thống ứng cứu.
Yêu cầu kỹ thuật và quy định của nhà mạng
Các nhà mạng như Viettel, VNPT, MobiFone… quy định bắt buộc mỗi trạm phát sóng phải có nguồn điện dự phòng. Máy phát điện là một phần trong hệ thống cung cấp điện an toàn và ổn định, bên cạnh UPS và ắc quy.
Tiết kiệm chi phí gián đoạn và bảo trì
Mất điện đột ngột dễ gây hư hỏng thiết bị, khởi động lại hệ thống phức tạp. Máy phát giúp duy trì nguồn điện ổn định. Từ đó, kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm chi phí sửa chữa.

Hướng dẫn lắp đặt máy phát điện trong trạm phát sóng chi tiết
Chuẩn bị trước khi lắp đặt
Xác định nhu cầu tải điện
Cần tính tổng công suất các thiết bị tại trạm .Thiết bị BTS, router, switch, đèn chiếu sáng, camera. Sau đó , chọn máy phát điện có công suất ≥ 1.2 – 1.5 lần công suất tải thực tế để đảm bảo tải khởi động.
Vị trí lắp đặt
Vị trí lắp đặt phải khô ráo, thoáng mát, không ngập nước, đảm bảo thông gió và an toàn cháy nổ. Nếu trong khu dân cư, nên chọn máy có vỏ chống ồn. Xác định vị trí đặt ATS (nếu có) và tủ đấu nối điện.
Chuẩn bị thiết bị và vật tư
- Máy phát điện (ưu tiên động cơ diesel).
- Tủ ATS (Tự động chuyển nguồn).
- Dây cáp điện, ống gen, thiết bị chống sét, tiếp địa.
- Nền bê tông, khung đỡ (nếu cần nâng máy lên).
- Bình nhiên liệu dự phòng, nếu máy không có bình tích hợp.
Lắp đặt máy phát điện
Đặt máy phát điện
Đặt máy cố định trên nền bê tông hoặc sắt U chịu lực. Gắn cao su giảm chấn bên dưới để chống rung. Vị trí đặt phải bằng phẳng, không bị chênh, không làm máy phát điện bị nghiêng.
Kết nối hệ thống điện
Kết nối đầu ra máy phát đến tủ ATS hoặc tủ điện chính. Sau đó, kết nối ATS với nguồn điện lưới và tải. Nếu không có ATS, phải lắp CB chuyển nguồn bằng tay (loại khóa liên động tránh đấu lộn nguồn). Dây dẫn phải đảm bảo đủ tiết diện, bọc cách điện tốt, luồn ống chống cháy.
Tiếp địa
Đóng cọc tiếp địa ≥ 2m, dùng dây đồng hoặc thép mạ kẽm D8 trở lên. Điện trở tiếp địa ≤ 10 Ohm (theo tiêu chuẩn trạm viễn thông). Nối tiếp địa cho máy phát, ATS, tủ điện, vỏ thiết bị.
Hệ thống xả và thông gió
Lắp ống xả khí thải ra ngoài, tránh gần khu dân cư và lỗ thông gió. Đảm bảo không gian thông gió tốt cho máy (không để máy trong phòng kín hoàn toàn).
Chạy thử máy
Trước khi vận hành máy, cần đổ đầy dầu nhớt, nước làm mát, nhiên liệu diesel. Kiểm tra các kết nối điện, tiếp địa, ống xả. Chạy thử máy không tải 5–10 phút kiểm tra áp suất, điện áp, tiếng ồn. Tiếp đó, chạy thử có tải – kiểm tra máy hoạt động ổn định khi mất điện lưới.
Bàn giao và hướng dẫn sử dụng
Lập biên bản bàn giao hệ thống. Hướng dẫn người vận hành cách khởi động máy bằng tay (nếu ATS lỗi); Kiểm tra định kỳ nhớt, nước mát, nhiên liệu; lập nhật ký vận hành máy.
Bảo trì định kỳ
Khởi động kiểm tra máy mỗi tuần nếu không sử dụng thường xuyên. Cần thay dầu, lọc dầu mỗi 250–500 giờ chạy hoặc 3 tháng. Kiểm tra ắc quy mỗi tháng. Lọc gió cần làm sạch mỗi 100-150 giờ hoạt động.

Những chú ý khi lắp đặt máy phát điện trong trạm phát sóng
Chọn công suất máy phát phù hợp
Nếu chọn máy quá yếu dễ bị quá tải, sụt áp. Không nên chọn máy quá lớn gây lãng phí nhiên liệu và chi phí đầu tư. Tốt nhất nên chọn máy phát có công suất lớn hơn từ 20–30% so với tổng tải thực tế.
Đảm bảo thông gió và thoát khí thải
Không đặt máy trong phòng kín không có quạt gió hoặc ô thông gió. Ống xả khí thải phải dẫn ra ngoài, tránh hướng vào nhà dân hoặc thiết bị điện tử nhạy cảm.
Hệ thống tiếp địa bắt buộc
Tiếp địa giúp an toàn cho người và thiết bị, chống rò điện, sét lan truyền. Điện trở tiếp địa nên ≤ 10 Ohm (theo yêu cầu ngành viễn thông). Không dùng chung tiếp địa với hệ thống ăng-ten nếu không được cách ly tốt.
Sử dụng ATS hoặc CB chuyển nguồn
ATS (Automatic Transfer Switch) giúp chuyển nguồn tự động khi mất điện. Nếu không có ATS, phải có CB chuyển nguồn bằng tay, tránh nối lưới và máy phát cùng lúc gây sự cố nghiêm trọng.
Giảm tiếng ồn – rung lắc
Nên dùng máy có vỏ cách âm nếu gần khu dân cư. Đặt máy trên nền bê tông có cao su chống rung. Tránh để máy rung ảnh hưởng đến thiết bị BTS hoặc ăng-ten gần đó.
An toàn cháy nổ
Không để nhiên liệu rò rỉ, phải có khay chống tràn. Bình nhiên liệu đặt xa nguồn nhiệt, có khóa van an toàn. Trong nhà trạm nên trang bị bình chữa cháy CO₂ hoặc bột ABC.
Kiểm tra chất lượng nhiên liệu và dầu nhớt
Không dùng dầu diesel lẫn nước, cặn. Kiểm tra định kỳ mực dầu, nước làm mát, lọc gió. Lưu ý bảo trì ắc quy nếu máy có đề nổ tự động.
Tương thích với hệ thống viễn thông
Máy không được gây nhiễu sóng RF cho thiết bị BTS. Nên lắp thêm bộ giám sát từ xa nếu trạm ở khu vực hẻo lánh.
Chống sét và nhiễu điện
Máy phát nên có thiết bị chống sét lan truyền đầu vào – đầu ra. Dây dẫn cần đi gọn gàng, có ống gen chống cháy, tránh giao chéo với dây ăng-ten.
Liên hệ tư vấn
Công ty TNHH thiết bị công nghệ Bình Minh
SĐT : 0964. 160. 888
Hoặc tham khảo sản phẩm máy phát điện Mitsubishi chính hãng thông qua website : https://gensetpower.vn/