Tại sao cần đấu  máy phát điện 3 pha thành 1 pha?

Đấu máy phát điện 3 pha thành 1 pha nhằm sử dụng các thiết bị sử dụng dòng điện 1 pha. Hoặc trường hợp chỉ cần sử dụng nguồn điện cho gia đình.

Phục vụ thiết bị điện dân dụng (chỉ dùng điện 1 pha)

Phần lớn thiết bị trong gia đình, cửa hàng, trang trại nhỏ như quạt, đèn, nồi cơm, TV, máy bơm chỉ dùng điện 1 pha – 220V. Nếu chỉ có sẵn máy phát 3 pha thì đấu ra 1 pha là giải pháp tối ưu để tận dụng.

 Không có tải 3 pha – lãng phí nếu không dùng đủ

Máy phát điện 3 pha thường chia tải đều trên 3 pha. Nếu bạn chỉ dùng một ít tải 1 pha mà không đấu riêng ra thì có thể gây mất cân bằng tải. Làm giảm hiệu suất sử dụng máy, gây nóng cục bộ, dễ hỏng cuộn dây.

Tận dụng máy phát 3 pha sẵn có

Trong nhiều trường hợp bạn chỉ có máy phát 3 pha, nhưng hệ thống đang cần điện 1 pha. Giải pháp đấu máy phát điện 3 pha thành 1 pha giúp tiết kiệm chi phí không phải mua thêm máy phát 1 pha.

Ứng dụng trong hệ thống nhỏ hoặc tạm thời

Các công trình xây dựng nhỏ, trang trại, trạm bơm tạm đôi khi không có hệ thống 3 pha đầy đủ. Chỉ cần sử dụng điện 1 pha nhưng dùng máy 3 pha công suất lớn hơn cho ổn định.

 Phù hợp cho hệ thống khẩn cấp hoặc dự phòng

Trong hệ thống điện dự phòng khẩn cấp, chỉ cần cấp điện cho vài thiết bị 1 pha quan trọng như bơm nước, đèn, router.  Không cần chạy đủ 3 pha, vì vậy đấu riêng ra 1 pha tạo nên sự  tiện lợi, nhanh chóng.

Máy phát điện Mitsubishi 3 pha

Nguyên lí hoạt động của máy phát điện 3 pha

Máy phát điện 3 pha hoạt động dựa trên định luật cảm ứng điện từ của Faraday. Khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường, hoặc từ trường biến đổi quanh dây dẫn. Một suất điện động (điện áp) sẽ được tạo ra trong dây.

Cấu tạo cơ bản

Máy phát 3 pha gồm 2 phần chính:

Roto (phần quay): tạo từ trường (nam châm hoặc điện từ).

Stato (phần đứng yên): gồm 3 cuộn dây đặt lệch nhau 120° điện, tạo nên 3 pha điện xoay chiều độc lp.

Nguyên lí hoạt động

Động cơ quay trục roto : Động cơ sơ cấp (máy nổ, tuabin, động cơ diesel…) quay trục của roto. Từ trường quay tạo ra dòng từ quét qua các cuộn dây trên stato.

Sinh ra dòng điện xoay chiều:  Khi từ trường quay cắt qua 3 cuộn dây stato, mỗi cuộn sinh ra dòng điện xoay chiều riêng biệt. Các dòng điện này lệch nhau 120° từ đó  tạo nên điện 3 pha: U – V – W.

Cách đấu máy phát điện 3 pha thành 1 pha

Chuẩn bị dụng cụ

  • Máy phát điện 3 pha có kiểu nối sao (Y), có dây trung tính (Neutral – N) hoặc có thể tạo trung tính
  • Dây điện có tiết diện phù hợp
  • Aptomat bảo vệ 1 pha
  • Thiết bị tiêu thụ điện 1 pha (220V)

Cách đấu

TH1 : Máy phát có sẵn trung tính (N)

Chọn 1 trong 3 pha (U hoặc V hoặc W)  làm dây “nóng” (L).  Dây trung tính (N)  làm dây “nguội” (Neutral). Sau đó kết nối đến thiết bị 1 pha 220V.

TH2 : Máy phát KHÔNG có dây trung tính thì phải  tạo điểm trung tính từ phần đầu cuộn dây (kiểu nối sao).

Bước 1: Mở hộp đầu dây  của máy phát

Bước 2: Tìm 3 đầu cuối của cuộn dây: U2 – V2 – W2

Bước 3: Nối 3 đầu này lại với nhau  tạo thành điểm trung tính (N)

Bước 4: Lấy 1 đầu còn lại (U1, V1 hoặc W1) làm dây “nóng” (L)

Bước 5 : Cuối cùng, dùng U1 – N, hoặc V1 – N, hoặc W1 – N để cấp điện 220V.

Lưu ý khi đấu máy phát điện 3 pha thành 1 pha

Chỉ lấy điện giữa 1 pha và trung tính

Chỉ lấy 1 dây pha (U, V hoặc W) và dây trung tính (N) để tạo ra điện áp ~220V. Tuyệt đối KHÔNG lấy giữa 2 pha (ví dụ U–V). Tuy kết quả ra 380V hoặc gần 220V nhưng không có trung tính. Gây mất an toàn, chập cháy, nguy hiểm cho thiết bị.

Kiểm tra điểm trung tính

Nếu máy phát không có sẵn dây trung tính, bạn cần tạo trung tính từ điểm giao nhau của 3 cuộn dây (nối sao Y). Nếu không có trung tính mà đấu sai, dẫn đến điện áp sẽ dao động mạnh. Dễ gây sốc điện hoặc hỏng thiết bị.

Không lấy quá 1/3 công suất máy

Khi chỉ dùng 1 pha thì chỉ nên tải tối đa 30 – 35% công suất máy để tránh quá tải cuộn dây đó. Ví dụ: máy phát 3 pha 30kVA  chỉ nên lấy tối đa ~10kVA nếu dùng 1 pha.

Đảm bảo thiết bị bảo vệ

  • Lắp aptomat 1 pha riêng biệt cho đường điện 1 pha rút ra từ máy
  • Có chống giật (ELCB/RCD) nếu dùng cho dân dụng
  • Tiếp địa tốt cho trung tính để đảm bảo an toàn

Cân nhắc tải tiêu thụ và thời gian sử dụng

Nếu bạn thường xuyên dùng tải 1 pha nặng thì nên đầu tư máy phát 1 pha riêng biệt. Máy phát 3 pha chỉ nên chuyển sang dùng 1 pha trong trường hợp tạm thời hoặc dự phòng.

Đảm bảo kỹ thuật đấu nối an toàn

Dây điện phải đủ tiết diện, nối chắc chắn, không lỏng mối nối. Có thể gắn đồng hồ đo điện áp ở đầu ra để theo dõi điện áp có ổn định không.

Lưu ý khi đấu máy phát điện 3 pha thành 1 pha

 

Tham khảo một số dòng máy phát điện Mitsubishi 3 pha tại website : https://gensetpower.vn/

Liên hệ đặt hàng, gọi ngay SĐT 0964. 160. 888