Tại sao cần phải bảo trì  máy phát điện

Bảo trì máy phát điện là việc kiểm tra, vệ sinh, thay thế. Hoặc điều chỉnh các bộ phận của máy theo định kỳ. Nhằm duy trì hiệu suất hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn.

Đảm bảo máy hoạt động ổn định và liên tục

Máy phát điện thường được dùng trong các tình huống khẩn cấp hoặc khi mất điện lưới. Nếu không bảo trì định kỳ, máy có thể không khởi động được đúng lúc cần thiết. Gây gián đoạn cho hệ thống sản xuất, kinh doanh, y tế hoặc sinh hoạt.

Kéo dài tuổi thọ máy

Các bộ phận như lọc dầu, lọc gió, dầu bôi trơn, bugi (với máy xăng), cuộn dây, điốt. Nếu không được chăm sóc sẽ hao mòn nhanh. Bảo trì đúng cách giúp máy ít hỏng vặt, hoạt động bền bỉ hơn nhiều năm.

Tiết kiệm chi phí sửa chữa

Bảo trì giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng nhỏ, từ đó sửa chữa với chi phí thấp. Nếu không kiểm tra định kỳ, hư hỏng nhỏ có thể phát triển thành sự cố nghiêm trọng. Chi phí sửa chữa cao hoặc thậm chí phải thay máy.

Đảm bảo an toàn vận hành

Máy phát điện hoạt động với điện áp cao và nhiệt độ lớn. Các lỗi như rò điện, hở mạch, rò nhiên liệu… có thể gây cháy nổ nếu không được phát hiện sớm qua bảo trì.

Tiết kiệm nhiên liệu và vận hành hiệu quả

Máy được bảo trì tốt sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn cho cùng một công suất. Đồng thời giúp giảm tiếng ồn, giảm khí thải, và vận hành êm ái hơn.

Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn

Trong các nhà máy, công ty hoặc bệnh viện, việc bảo trì máy phát là yêu cầu bắt buộc. Nhằm  đáp ứng quy định PCCC và an toàn lao động.

Bảo trì máy phát điện đình kì
Bảo trì máy phát điện đình kì

Khi nào thì cần bảo trì máy phát điện?

Theo thời gian sử dụng (bảo trì định kỳ)

Tần suất vận hành Hành động bảo trì cần thiết
Sau mỗi 50–100 giờ Kiểm tra và thay dầu nhớt, kiểm tra lọc dầu, lọc gió.
Mỗi 200–250 giờ Thay lọc dầu, lọc nhiên liệu, kiểm tra bugi (máy xăng).
Mỗi 6 tháng Kiểm tra bình ắc quy, vệ sinh hệ thống, siết ốc, dây điện.
Mỗi 1 năm Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, chỉnh lưu, AVR, rotor, stator.
Khi máy không sử dụng lâu (>3 tháng) Vệ sinh, nổ thử, kiểm tra bình điện, nạp ắc quy.

Khi có dấu hiệu bất thường

Nếu máy phát có bất kỳ dấu hiệu bất thường , người sử dụng nên bảo trì ngay lập tức. Các dấu hiệu thường gặp báo hiệu máy phát điện cần bảo trì ngay :

  • Máy khó khởi động hoặc không nổ máy.
  • Có tiếng ồn lạ, rung mạnh khi chạy.
  • Khí thải đen, có mùi khét, hoặc ra nhiều khói.
  • Máy hao nhiên liệu bất thường.
  • Điện áp đầu ra không ổn định.
  • Ắc quy yếu, phải đề nhiều lần.
  • Báo lỗi từ bộ điều khiển, đèn cảnh báo, hoặc nhiệt độ tăng cao.

Sau mỗi lần sử dụng dài giờ (liên tục từ 8–10 tiếng)

Nếu máy chạy liên tục trong nhiều giờ, thường là trong các đợt mất điện. Người vận hànhcần phải thực hiện các bước kiểm tra các bộ phận của máy :

  • Kiểm tra dầu nhớt, nước làm mát.
  • Kiểm tra lọc gió và vệ sinh ngay.
  • Để máy nghỉ và làm mát hoàn toàn trước khi kiểm tra.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Mỗi loại máy có hướng dẫn bảo trì riêng trong sách hướng dẫn kỹ thuật.

Ví dụ: Máy phát Honda thay dầu mỗi 100 giờ. Máy phát diesel Hyundai 3 pha cần bảo trì chuyên sâu sau 250 giờ.

Quy trình bảo trì máy phát điện
Quy trình bảo trì máy phát điện

Lưu ý khi bảo trì máy phát điện

Tắt máy và ngắt hoàn toàn nguồn điện

Trước khi bảo trì, phải tắt máy phát điện và ngắt kết nối với hệ thống tải hoặc điện lưới. Với máy phát có bình ắc quy, cần ngắt cực âm trước để tránh rò điện hoặc chập mạch.

Đợi máy nguội hoàn toàn

Không kiểm tra máy ngay sau khi chạy. Vì nhiệt độ của động cơ, ống xả và dầu nhớt rất cao, dễ gây bỏng. Đặc biệt với máy chạy dầu diesel, cần chờ tối thiểu 15–30 phút trước khi thao tác.

Đảm bảo làm việc ở nơi thông thoáng

Tránh bảo trì trong không gian kín để tránh ngộ độc khí CO nếu máy vẫn còn nóng hoặc rò khí. Nên đặt máy ở nơi bằng phẳng, khô ráo, tránh nước và bụi.

Dùng đúng loại phụ tùng và dầu nhớt

Không thay thế linh kiện không đúng chủng loại hoặc chất lượng thấp. Dầu nhớt, lọc gió, lọc dầu, bugi nên dùng loại đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kiểm tra các kết nối điện thật kỹ

Siết lại các đầu dây, ốc nối, giắc cắm để tránh hiện tượng phóng điện, lỏng mạch gây cháy. Không dùng tay trần kiểm tra dây khi máy còn điện.

Vệ sinh sạch sẽ sau khi bảo trì

Lau khô hoàn toàn các bộ phận bị dầu, nhớt bám. Tránh để rác, kim loại nhỏ lọt vào trong quạt gió, stato hay roto.

Kiểm tra lại trước khi khởi động lại máy

Có dầu nhớt và nhiên liệu đầy đủ không?

Đã đóng/mở van nhiên liệu đúng chưa?

Các nắp đậy, ốc siết có đủ và chắc không?

Ghi chú và theo dõi lịch bảo trì

Sau mỗi lần bảo trì, nên ghi lại thời gian, nội dung đã thực hiện, số giờ máy đã chạy để dễ theo dõi cho lần sau.

Tư vấn mua máy phát điện Mitsubishi

Liên hệ SĐT 0964. 160. 888 để được tư vấn miễn phí và đặt hàng trực tiếp. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ bảo trì máy phát điện tận nhà đối với những khách hàng đã mua hàng tại Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh.

Đia chỉ : Số 31 ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn, P.Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Website : https://gensetpower.vn/