Cách vệ sinh và hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng máy phát điện công nghiệp đúng cách

Máy phát điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện dự phòng. Việc bảo trì giúp máy phát điện bền bỉ, kéo dài tuổi thọ. Một quy trình bảo trì đúng cách giúp nâng cao hiệu suất của máy. Ngoài ra còn giúp giảm chi phí sửa chữa và đảm bảo nguồn điện luôn sẵn sàng. Bình Minh sẽ hướng dẫn bạn cách bảo trì máy phát điện công nghiệp chi tiết qua bài viết này.

Lý do cần bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện

Bảo trì máy phát điện công nghiệp là việc quan trọng để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định, sẵn sàng cung cấp điện khi cần. Dưới đây là những lý do chính để thực hiện bảo dưỡng định kỳ:

  1. Đảm bảo vận hành liên tục – Giúp máy khởi động nhanh chóng và hoạt động hiệu quả khi có sự cố mất điện.
  2. Kéo dài tuổi thọ – Giảm hao mòn, tăng độ bền và tránh hư hỏng nặng.
  3. Tiết kiệm chi phí – Phát hiện sớm lỗi nhỏ, tránh sửa chữa tốn kém.
  4. Tối ưu hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu – Giữ máy hoạt động với hiệu suất cao, giảm tiêu hao nhiên liệu.
  5. Đảm bảo an toàn – Hạn chế nguy cơ chập cháy, rò rỉ nhiên liệu và sự cố nguy hiểm.
  6. Tuân thủ quy định bảo hành – Đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, giữ quyền bảo hành.

Thực hiện bảo trì đúng cách giúp máy phát điện hoạt động ổn định, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Xem thêm: Máy phát điện Mitsubishi 2750KVA MGS3100R

Máy phát điện công nghiệp
Máy phát điện công nghiệp

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện công nghiệp

Bảo dưỡng máy phát điện định kỳ giúp thiết bị hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là quy trình bảo dưỡng chi tiết gồm 5 bước chính:

Kiểm tra tổng thể máy phát điện

Cần kiểm tra tổng quan toàn bộ máy phát điện để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Quan sát để xem có rò rỉ dầu, nhiên liệu hoặc nước làm mát hay không. Hệ thống thông gió, bộ khung và các kết nối dây điện cũng cần được kiểm tra. Ngoài ra, cần kiểm tra hệ thống ống xả để làm sạch muội than. Điều này giúp động cơ vận hành hiệu quả hơn.

Kiểm tra hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo nguồn nhiên liệu không bị tắc. Kiểm tra mức nhiên liệu trong bình. Xả cặn để loại bỏ tạp chất và thay bộ lọc nhiên liệu nếu cần thiết. Hệ thống bôi trơn cũng rất quan trọng, cần kiểm tra mức dầu nhớt. Kiểm tra bằng que thăm dầu và thay dầu định kỳ để đảm bảo động cơ không bị mòn.

Hệ thống làm mát cần được kiểm tra bằng cách quan sát mức nước trong két. Vệ sinh két tản nhiệt và bổ sung nước làm mát nếu thiếu. Từ đó giúp động cơ không bị quá nhiệt khi hoạt động.

Kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện công nghiệp
Kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện công nghiệp

Kiểm tra hệ thống điện và ắc quy

Hệ thống điện đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động và vận hành máy phát điện. Do đó cần kiểm tra điện áp ắc quy để đảm bảo nó còn đủ điện. Các đầu nối và dây cáp điện cũng cần được vệ sinh và siết chặt. Từ đó tránh tình trạng lỏng lẻo gây mất kết nối.

Cần đo điện áp đầu ra của máy phát để đảm bảo hệ thống sạc đang hoạt động bình thường. Ngoài ra, kiểm tra hệ thống điều khiển, các cảm biến và bộ điều áp. Giúp máy phát điện vận hành ổn định, tránh các sự cố khi sử dụng.

Kiểm tra và vệ sinh bộ lọc khí

Bộ lọc khí có nhiệm vụ cung cấp luồng không khí sạch cho động cơ. Giúp quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra hiệu quả hơn. Nếu bộ lọc bị bẩn hoặc tắc nghẽn, động cơ sẽ bị thiếu khí. Dẫn đến giảm hiệu suất và tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn. Vì vậy, cần kiểm tra và vệ sinh bộ lọc khí thường xuyên, hoặc thay mới nếu bộ lọc đã quá bẩn.

Đồng thời, kiểm tra các đường ống dẫn khí để đảm bảo không có bụi bẩn và tạp chất đi vào động cơ. Từ đó giúp máy hoạt động trơn tru hơn.

Chạy thử và ghi chép nhật ký bảo dưỡng

Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra và bảo dưỡng, cần khởi động máy để chạy thử. Quan sát tiếng nổ, khói thải và mức tải để phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Đo điện áp, tần số và công suất đầu ra để đảm bảo các thông số vận hành đúng tiêu chuẩn.

Cuối cùng, ghi chép lại toàn bộ quá trình kiểm tra, bảo dưỡng. Bao gồm các thông tin về thời gian thực hiện, linh kiện và các vấn đề đã xử lý. Việc lập kế hoạch bảo trì giúp duy trì hoạt động tốt nhất cho máy phát điện. Tránh sự cố bất ngờ và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Thực hiện bảo trì đúng quy trình không chỉ giúp máy phát điện luôn sẵn sàng hoạt động mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo an toàn khi vận hành.