Vai trò của sổ theo dõi vận hanh máy phát điện

Sổ theo dõi vận hành máy phát điện là công cụ quản lý thiết yếu, giúp ghi chép chi tiết quá trình sử dụng, tình trạng hoạt động và các thông số kỹ thuật trong suốt vòng đời của máy. Việc duy trì ghi chép đầy đủ, chính xác không chỉ đảm bảo hiệu quả vận hành mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm thiểu rủi ro sự cố.

Theo dõi tình trạng hoạt động thực tế

Ghi nhận thời gian khởi động, tắt máy, số giờ vận hành mỗi ngày.

Kiểm tra và giám sát liên tục các thông số: điện áp, tần số, mức nhiên liệu, mức dầu.

Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tiếng ồn, rung, nhiệt độ cao, sụt áp…

Giúp đảm bảo máy luôn hoạt động đúng thông số kỹ thuật, tránh quá tải hoặc sai chế độ.

Căn cứ lên lịch bảo trì – bảo dưỡng định kỳ

Sổ vận hành cho biết giờ máy đã chạy tích lũy, là căn cứ để thực hiện bảo trì máy phát điện định kì :

Thay dầu định kỳ (thường sau mỗi 250–500h)

Thay lọc gió, lọc nhiên liệu

Kiểm tra bộ phát, hệ thống làm mát, hệ thống nạp điện

Tránh bỏ sót bảo dưỡng hoặc làm quá sớm gây lãng phí.

Giảm thiểu rủi ro, ngừng máy đột ngột

Ghi chú các lỗi, sự cố nhỏ giúp dễ phát hiện xu hướng hỏng hóc. Quản lý tốt giúp ngăn ngừa sự cố nghiêm trọng, gây mất điện đột xuất, ảnh hưởng sản xuất hoặc dịch vụ.

Lưu trữ hồ sơ phục vụ kiểm tra và đánh giá

Sổ ghi chép là tài liệu minh chứng trong kiểm định an toàn thiết bị. Dùng để đánh giá hiệu suất vận hành và bảo hành, bảo trì từ nhà cung cấp. Hỗ trợ lập báo cáo vận hành, báo cáo kỹ thuật định kỳ.

Phân rõ trách nhiệm và quy trình vận hành

Ghi rõ người trực ca, người thực hiện bảo trì, người xử lý sự cố. Giúp đơn vị quản lý dễ kiểm soát, đánh giá trách nhiệm khi có lỗi xảy ra.

Những mục cần có trong sổ theo dõi vận hành máy phát điện

Thông tin chung về máy phát điện

Tiêu đề

Nội dung ghi chép

Mã số thiết bị Mã quản lý nội bộ
Hãng sản xuất Cummins, Mitsubishi, Denyo…
Model – Số seri Để tra cứu khi bảo hành
Công suất định mức kVA hoặc kW
Điện áp đầu ra 220V / 380V / 24V…
Loại nhiên liệu Diesel / xăng / khí gas…
Địa điểm lắp đặt Xưởng A, tầng hầm, container ngoài trời…
Người phụ trách thiết bị Tên kỹ thuật viên hoặc bộ phận quản lý

Bảng nhật ký vận hành hàng ngày

Ngày, giờ khởi động, giờ tắt máy

Tổng giờ hoạt động

Điện áp (V), tần số (Hz)

Dầu bôi trơn (còn đủ hay cần phải thay)    , mức nhiên liệu

Ghi chú

Mục theo dõi chỉ số quan trọng khi máy đang chạy

Mục theo dõi Lí do cần theo dõi
Nhiệt độ nước làm mát Phát hiện quá nhiệt
Áp suất dầu Đảm bảo bôi trơn ổn định
Điện áp đầu ra Đảm bảo ổn định tải
Tần số Kiểm tra tốc độ động cơ phù hợp
Độ rung, tiếng ồn Phát hiện sự cố cơ khí

Ghi nhận sự cố bất thường

Ghi lại các thông tin về sự cố bất thường đã xảy ra bao gồm thời gian, dấu hiệu, chẩn đán và cách xử lí.

Tổng hợp giờ hoạt động (tuần/tháng)

Tuần / Tháng Số giờ hoạt động Ghi chú
Tuần 1 tháng 7 35h Đang vào mùa nắng nóng
Tuần 2 tháng 7 20h Có điện lưới ổn định hơn

Những điều cần chú ý khi ghi sổ theo dõi hoạt động

Ghi chép đầy đủ, chính xác theo thời gian thực

Phải ghi ngay sau khi vận hành hoặc tắt máy, tránh ghi nhớ rồi ghi sau vì dễ sai sót.

Đảm bảo điền đủ các mục: ngày, giờ khởi động – tắt máy, số giờ chạy, thông số điện áp, tần số…

Trường hợp máy hoạt động nhiều ca/ngày thì cần ghi theo từng ca riêng biệt.

Không để trống hoặc ghi đại khái các thông số kỹ thuật

Tránh để trống ô “điện áp”, “tần số”, “nhiệt độ”, “áp suất dầu”… Vì đây là dữ liệu quan trọng để phát hiện bất thường. Không nên ghi chung chung như “OK” cho tất cả, chỉ nên dùng khi đã kiểm tra thực tế và đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

Ghi nhận sự cố và bất thường một cách chi tiết

Khi có hiện tượng lạ : rung mạnh, có khói, khó khởi động, báo lỗi, điện yếu…Người ghi chép cần ghi cụ thể mô tả hiện tượng và thời điểm xảy ra. Hành động xử lý (tạm ngừng, báo kỹ thuật, đã sửa…) và ghi rõ người phát hiện và người xử lý.

Kiểm tra và ghi số giờ tích lũy thường xuyên

Ghi số giờ máy chạy sau mỗi ca để phục vụ lập lịch bảo trì định kỳ. Tránh ghi thiếu làm trễ việc thay dầu, lọc gió, bảo dưỡng định kỳ.

Chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không tẩy xóa

Nếu ghi sai, nên gạch một đường ngang và ghi lại bên cạnh, có ký xác nhận. Không dùng mực dễ phai hoặc viết bằng bút chì.

Ghi rõ họ tên người ghi và người kiểm tra

Ghi rõ người kiểm tra giúp phân rõ trách nhiệm vận hành từng ca. Đây cũng là cách để tăng sự thuận tiện khi truy xuất thông tin nếu có sự cố.

Tuân thủ đúng biểu mẫu ghi chép đã quy định

Không tự ý thay đổi mẫu sổ hoặc thêm bớt thông tin tùy tiện. Nếu cần bổ sung mục, nên đề xuất với bộ phận quản lý kỹ thuật.

Bảo quản sổ ghi chép cẩn thận

Tránh để sổ bị ướt, rách, mất trang. Nên lưu trữ tại phòng kỹ thuật, phòng bảo trì hoặc nơi trực máy, dễ tra cứu.

Máy phát điện Mitsubishi chính hãng

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh

Hotline tư vấn và đặt hàng : 0964 160 888

Email liên hệ : contact@gensetpower.vn