Tất tần tật về cảm biến tốc độ trong máy phát điện

Cảm biến tốc độ (Speed Sensor) là bộ phận quan trọng trong máy phát điện. Nó giúp đo lường số vòng quay của động cơ và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển. Nhờ đó, hệ thống có thể điều chỉnh nhiên liệu và tải để duy trì tốc độ ổn định. Bình Minh Group sẽ làm rõ vai trò và nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ trong máy phát điện.

Cảm biết tốc độ là gì?

Cảm biến tốc độ (Speed Sensor) là thiết bị dùng để đo số vòng quay của trục động cơ trong máy phát điện. Nó thu thập dữ liệu về tốc độ quay và gửi tín hiệu đến bộ điều khiển. Sau đó điều chỉnh nhiên liệu và tải, giúp duy trì tốc độ ổn định.

Cảm biến tốc độ trong máy phát điện
Cảm biến tốc độ trong máy phát điện

Cảm biến tốc độ thường được lắp gần bánh đà hoặc trục khuỷu của động cơ. Đây là nơi nó có thể đo chính xác số vòng quay. Một số loại cảm biến cũng có thể được lắp trên hộp số hoặc gần trục cam, tùy vào thiết kế của máy phát điện.

Chức năng chính của cảm biến tốc độ:

Giám sát tốc độ quay động cơ, đảm bảo máy phát điện hoạt động đúng công suất.

Truyền tín hiệu đến bộ điều khiển (ECU) để điều chỉnh nhiên liệu và tải phù hợp.

Bảo vệ động cơ khỏi quá tải hoặc quá tốc độ, giúp tăng tuổi thọ thiết bị.

Duy trì tần số điện áp ổn định (50Hz hoặc 60Hz), đảm bảo chất lượng dòng điện đầu ra.

Xem thêm:

Máy phát điện Mitsubishi 2250KVA MGS2500R

Cảm biến áp suất dầu máy phát điện: Những điều cần biết

Vai trò của cảm biến tốc độ

  1. Duy trì vòng tua ổn định

Cảm biến tốc độ giúp đo lường chính xác số vòng quay của động cơ. Từ đó điều chỉnh nhiên liệu và tải để đảm bảo máy phát điện duy trì tốc độ ổn định. Điều giúp giữ tần số điện đầu ra ở mức tiêu chuẩn (50Hz hoặc 60Hz). Giúp thiết bị điện hoạt động trơn tru và tránh hư hỏng do dao động điện áp.

  1. Tối ưu hóa hiệu suất động cơ

Cảm biến tốc độ cho phép hệ thống điều khiển tự động điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào động cơ theo nhu cầu thực tế. Nhờ đó, máy phát điện hoạt động hiệu quả hơn. Giúp tiêu hao nhiên liệu hợp lý và giảm khí thải ra môi trường.

  1. Bảo vệ động cơ

Nếu tốc độ quay vượt quá giới hạn cho phép, cảm biến sẽ gửi tín hiệu cảnh báo để hệ thống điều khiển giảm nhiên liệu hoặc ngắt tải nhằm tránh tình trạng quá tải hoặc quá nhiệt. Điều này giúp bảo vệ các bộ phận quan trọng của động cơ. Nó kéo dài tuổi thọ của máy phát điện và giảm chi phí bảo trì.

  1. Tích hợp vào hệ thống điều khiển tự động

Trong các hệ thống máy phát điện hiện đại, cảm biến tốc độ thường được kết nối với bộ điều khiển trung tâm. Cho phép giám sát và điều chỉnh từ xa. Nhờ đó, người vận hành có thể theo dõi tình trạng hoạt động của máy phát điện. Can thiệp kịp thời khi có sự cố, giúp tăng tính an toàn và hiệu suất vận hành.

Nguyên lý hoạt động

  1. Cơ chế đo tốc độ quay

Nó hoạt động dựa trên nguyên lý phát hiện sự thay đổi của từ trường hoặc ánh sáng khi trục động cơ quay. Các loại cảm biến phổ biến bao gồm:

  • Cảm biến từ tính: Sử dụng nam châm và cuộn dây để tạo ra tín hiệu điện dựa trên sự thay đổi từ trường khi trục quay.
  • Cảm biến quang học: Dùng tia hồng ngoại hoặc laser để phát hiện số vòng quay dựa trên tín hiệu phản xạ từ trục.
  • Cảm biến Hall Effect: Ứng dụng hiệu ứng Hall để đo sự thay đổi từ trường khi trục động cơ quay qua cảm biến.
  1. Quá trình gửi tín hiệu

Sau khi đo tốc độ quay, cảm biến sẽ chuyển đổi tín hiệu thành dạng xung điện. Sau đó gửi về bộ điều khiển trung tâm (ECU). ECU sẽ tính toán tốc độ thực tế của động cơ. Từ đó xác định các điều chỉnh phù hợp để đảm bảo vận hành ổn định.

  1. Tác động đến bộ điều chỉnh tốc độ

Dựa trên dữ liệu từ cảm biến tốc độ, hệ thống điều khiển sẽ thực hiện các điều chỉnh như:

  • Nếu tốc độ quá cao: Giảm lượng nhiên liệu phun vào động cơ hoặc tăng tải để ổn định vòng tua.
  • Nếu tốc độ quá thấp: Tăng lượng nhiên liệu hoặc giảm tải để nâng vòng tua về mức tiêu chuẩn.

Nhờ cơ chế này, cảm biến tốc độ giúp máy phát điện hoạt động ổn định. Nó đảm bảo tần số điện đầu ra chính xác và tăng độ bền của thiết bị.

Các loại cảm biến tốc độ phổ biến

Cảm biến từ tính (Magnetic Speed Sensor)

Nguyên lý hoạt động: Dựa trên sự thay đổi từ trường khi trục động cơ quay. Cảm biến tạo ra tín hiệu điện tỷ lệ với tốc độ quay.

Ưu điểm:

Hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt, chịu được rung động và nhiệt độ cao.

Không cần nguồn điện riêng để hoạt động.

Độ bền cao, ít bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn.

Nhược điểm:

Tín hiệu có thể bị nhiễu nếu có từ trường mạnh từ các thiết bị xung quanh.

Độ chính xác có thể bị ảnh hưởng nếu khoảng cách giữa cảm biến và trục không chuẩn.

Cảm biến Hall Effect

Nguyên lý hoạt động: Sử dụng hiệu ứng Hall để phát hiện sự thay đổi của từ trường khi trục động cơ quay qua cảm biến.

Ưu điểm:

Cho tín hiệu chính xác, có thể đo tốc độ ngay cả khi trục quay rất chậm.

Không bị ảnh hưởng nhiều bởi khoảng cách giữa cảm biến và trục.

Hoạt động tốt trong môi trường có dầu nhớt hoặc bụi bẩn.

Nhược điểm:

Cần nguồn điện để hoạt động.

Độ bền không cao bằng cảm biến từ tính trong điều kiện rung động mạnh.

Cảm biến quang học (Optical Speed Sensor)

Nguyên lý hoạt động: Sử dụng tia hồng ngoại hoặc laser để phát hiện sự phản xạ hoặc gián đoạn ánh sáng khi trục động cơ quay.

Ưu điểm:

Độ chính xác cao nhất trong các loại cảm biến tốc độ.

Không tiếp xúc trực tiếp với trục động cơ, giảm hao mòn cơ học.

Có thể đo tốc độ rất thấp và rất cao.

Nhược điểm:

Dễ bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn, dầu mỡ làm cản trở tia sáng.

Cần nguồn điện ổn định để hoạt động.

Chi phí cao hơn so với cảm biến từ tính và Hall Effect.

Trên đây là một số thông tin về cảm biến tốc độ trong máy phát điện. Nếu quý khách đang có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn về máy phát điện, hãy liên hệ hotline 0964.160.888