Bồn dầu máy phát điện là gì?
Bồn dầu máy phát điện (hay còn gọi là thùng chứa nhiên liệu) là bộ phận dùng để lưu trữ và cung cấp nhiên liệu – thường là dầu diesel – cho máy phát điện trong quá trình hoạt động.
Chức năng của bồn dầu máy phát điện
Chứa nhiên liệu
Đây là nơi dự trữ dầu diesel hoặc xăng, tùy loại máy . Để động cơ hoạt động liên tục mà không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên.
Cấp nhiên liệu ổn định cho động cơ
Bồn dầu được kết nối trực tiếp với hệ thống bơm và lọc nhiên liệu. Đảm bảo nhiên liệu được đưa vào buồng đốt đúng áp suất và lưu lượng.
Giảm gián đoạn khi vận hành
Nhờ có bồn dầu đủ dung tích, máy có thể chạy liên tục nhiều giờ ,thậm chí nhiều ngày. Đặc biệt trong các hệ thống dự phòng hoặc vận hành công nghiệp.
Tích hợp tính năng giám sát mức nhiên liệu
Bồn dầu thường có phao báo mức dầu hoặc đồng hồ đo để người vận hành biết khi nào cần tiếp nhiên liệu.
Hỗ trợ lọc sơ và lắng cặn
Một số bồn dầu thiết kế thêm van xả cặn. Giúp lắng tạp chất hoặc nước có thể gây hại cho hệ thống nhiên liệu.
Cấu tạo
Thân bồn
Hay còn gọi là thùng chứa nhiên liệu. Có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình trụ. Có khả năng chứa từ vài chục lít đến hàng nghìn lít nhiên liệu tùy công suất máy.
Nắp bồn và cổ tiếp nhiên liệu
Nắp bồn được thiết kế có khóa hoặc nắp vặn chặt để tránh bay hơi và tràn nhiên liệu khi tiếp dầu.
Ống hút nhiên liệu và ống hồi nhiên liệu
Nối từ bồn đến hệ thống bơm nhiên liệu, giúp dẫn dầu vào động cơ và đưa lượng dư về lại bồn.
Van xả cặn
Van xả nằm ở đáy bồn, dùng để xả nước hoặc cặn bẩn tích tụ lâu ngày.
Phao báo mức dầu / đồng hồ đo dầu
Dùng để đo mức nhiên liệu hiện tại trong bồn, hiển thị thông qua đồng hồ cơ hoặc cảm biến điện tử.
Ống thông hơi
Ống thông hơi giúp cân bằng áp suất bên trong bồn. Tránh hiện tượng hút ngược hoặc nổ do áp lực.
Chất liệu tạo nên bồn dầu
Tùy vào mục đích sử dụng, bồn dầu máy phát điện có thể được làm từ các vật liệu khác nhau. Phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng tình huống.
Thép carbon
Đây là vật liệu làm nên bồn dầu máy phát điện phổ biến nhất. CÓ đặc điểm bền, chắc, chịu được áp lực và điều kiện môi trường khắc nghiệt. Dễ gia công, chi phí hợp lý. Thường được sơn phủ chống gỉ , hoặc mạ kẽm bên trong lẫn bên ngoài.
Thép không gỉ (Inox)
Đối với các môi trường đặc biệt, cần dùng đến bồn dầu làm từ thép không gỉ. Nhằm chống ăn mòn và gỉ sét. Phù hợp cho khu vực ẩm ướt, gần biển, hoặc hệ thống yêu cầu sạch cao. Loại bồn này có giá thành cao hơn loại thép carbon.

Nhựa HDPE / Composite
Trong trường hợp chỉ cần dùng đến bồn nhỏ, bồn chứa dầu làm từ nhựa HDPE hoặc Composite là sự lựa chọn lí tưởng. Thường thấy ở các bồn phụ nhỏ, hoặc hệ thống di động. Ưu điểm của loại bồn này là nhẹ, chống ăn mòn tốt. Ngược lại, bồn nhựa không chịu được nhiệt cao và dễ bị lão hóa nếu dùng lâu.
Có những loại bồn dầu máy phát điện nào ?
Theo vị trí lắp đặt
Bồn dầu tích hợp
Được gắn ngay dưới khung máy phát. Có dung tích từ 30 – 500 lít (tùy công suất). Thiết kế gọn gàng, dễ di chuyển, không cần lắp thêm hệ thống nhiên liệu ngoài. Thường được sử dụng cho máy phát điện gia đình, văn phòng nhỏ, công trình di động.
Bồn dầu rời / bồn dầu phụ
Bồn dầu phụ được lắp bên ngoài, nối với máy phát bằng hệ thống đường ống. Dung tích từ 500 lít – vài nghìn lít. Chứa được nhiều nhiên liệu hơn, phù hợp cho máy chạy lâu, liên tục. Ứng dụng cho các nhà máy, bệnh viện, hệ thống máy phát dự phòng công nghiệp.
Tham khảo bài viết về bình nhiên liệu phụ : https://gensetpower.vn/binh-nhien-lieu-phu-bom-dau-cho-may-phat-dien-nhu-the-nao/
Bồn dầu ngầm
Được chôn dưới mặt đất, nối với hệ thống máy phát qua ống dẫn và bơm tự động. Dung tích từ vài m³ đến vài chục m³. Loại bồn này rất an toàn, tiết kiệm không gian, cách nhiệt tốt. Thường được dùng cho các trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng, sân bay, khu công nghiệp.

Theo cấu trúc, mục đích
Bồn dầu chính : Cung cấp nhiên liệu trực tiếp cho máy, có thể tích hợp hoặc rời.
Bồn dầu phụ : Trung gian giữa bồn ngầm và máy, đảm bảo cung cấp nhiên liệu ổn định.
Bồn dầu sơ cấp : Bồn chứa lớn nhất trong hệ thống, nối với các bồn khác bằng bơm.
Bồn dầu khẩn cấp : Dự trữ dầu cho trường hợp sự cố, thường được lắp kèm hệ thống báo mức dầu thấp.
Cách vệ sinh bồn dầu máy phát điện
Việc vệ sinh bồn dầu máy phát điện định kỳ là rất quan trọng. Nhằm đảm bảo nhiên liệu luôn sạch, tránh tạp chất gây hư hỏng lọc, bơm, kim phun và động cơ.
Chuẩn bị
- Găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ
- Dụng cụ tháo nắp, van xả
- Dụng cụ hút dầu (bơm tay hoặc máy hút dầu chuyên dụng)
- Vật chứa dầu cũ (phuy, can…)
- Giẻ lau, bàn chải, vòi xịt nước (nếu dùng nước)
- Hóa chất tẩy rửa bồn dầu chuyên dụng (nếu cần)
- Máy thổi khí khô hoặc quạt để làm khô bồn sau vệ sinh
Thực hiện vệ sinh bồn dầu
Bước 1: Ngắt nguồn điện và ngưng hoạt động máy, đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi thao tác.
Bước 2 : Rút hết nhiên liệu còn trong bồn bằng cách mở van xả hoặc dùng bơm hút toàn bộ nhiên liệu ra ngoài. Lọc riêng phần dầu sạch nếu muốn tái sử dụng.
Bước 3: Mở nắp kiểm tra và xả cặn đọng ở đáy bồn. Dùng khăn, ống hút hoặc máy hút bụi công nghiệp hút sạch.
Bước 4: Vệ sinh bên trong bồn bằng bàn chải mềm hoặc giẻ lau kết hợp với hóa chất tẩy dầu. Có thể dùng dung dịch tẩy rửa dầu diesel, hoặc pha loãng xà phòng trung tính nếu bồn nhỏ. Với bồn lớn, cần dùng vòi áp lực xịt rửa toàn bộ bên trong.
Bước 5: Xả sạch toàn bộ dung dịch tẩy rửa. Dùng khí nén hoặc quạt để làm khô hoàn toàn bồn trước khi bơm nhiên liệu lại.
Bước 6: Kiểm tra các đường ống, van, phao báo mức dầu trước khi đóng nắp. Bơm nhiên liệu sạch vào và kiểm tra không có rò rỉ.
Để được tư vấn mua máy phát điện Mitsubishi hoặc giải đáp các thắc mắc về phụ kiện đi kèm của máy phát điện. Quý khách vui lòng liên hệ SĐT : 0964. 160. 888
Hoặc gửi câu hỏi qua email : contact@gensetpower.vn