Máy phát điện dự phòng là thiết bị được sử dụng để cung cấp điện tạm thời. Được sử dụng khi hệ thống điện lưới chính bị mất hoặc ngừng hoạt động. Đây là giải pháp an toàn và hiệu quả để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn. Đặc biệt là trong các khu công nghiệp, bệnh viện, trung tâm dữ liệu, tòa nhà văn phòng, hộ gia đình,… Công suất máy phát điện dự phòng là công suất tối đa mà máy phát điện có thể cung cấp trong thời gian ngắn. Thường tối đa 1 giờ trong mỗi 12 giờ vận hành khi xảy ra sự cố mất điện lưới. Loại công suất này còn có tên gọi là Standby Power (ESP – Emergency Standby Power).
Đặc điểm của công suất máy phát điện dự phòng
Chỉ sử dụng khi mất điện lưới
Công suất dự phòng chỉ hoạt động trong trường hợp khẩn cấp, khi hệ thống điện chính bị gián đoạn. Không dùng để cung cấp điện liên tục hoặc thường xuyên.
Thời gian hoạt động có giới hạn
Theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 8528), công suất dự phòng chỉ được sử dụng tối đa 1 giờ trong mỗi 12 giờ. Và tổng thời gian không vượt quá 200 giờ mỗi năm.
Công suất lớn hơn công suất liên tục
Công suất dự phòng thường cao hơn công suất liên tục (PRP) khoảng 10 – 15%. Ví dụ máy phát điện có công suất liên tục 450 kVA sẽ có công suất dự phòng khoảng 500 kVA.
Không yêu cầu tải biến đổi liên tục
Máy hoạt động ở chế độ tải không thay đổi nhiều, do chỉ chạy trong tình huống mất điện. Vì thế nên công suất dự phòng không thích hợp để dùng cho tải biến đổi trong thời gian dài.
Không nên sử dụng quá thời gian định mức
Nếu sử dụng công suất dự phòng vượt quá thời gian khuyến cáo, máy có thể giảm tuổi thọ, quá nhiệt hoặc hỏng hóc.

Phân loại máy phát điện dự phòng
Phân loại theo nhiên liệu sử dụng
Loại nhiên liệu | Đặc điểm |
Diesel (dầu) | Phổ biến nhất, tiết kiệm nhiên liệu, độ bền cao, phù hợp với công nghiệp |
Xăng | Thường dùng cho máy nhỏ, gia đình, dễ khởi động nhưng tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn |
Gas (LPG/CNG) | Ít khí thải, thân thiện môi trường, vận hành êm, chi phí đầu tư ban đầu cao |
Biogas | Sử dụng khí sinh học, tiết kiệm năng lượng, thích hợp trong nông nghiệp, trang trại |
Phân loại theo công suất
Các công suất dự phòng ở từng mức độ tương ứng với công dụng riêng, đủ khả năng cung cấp điện cho nhu cầu cảu người dùng.
Dưới 10 kVA : Hộ gia đình, cửa hàng nhỏ
10 – 200 kVA : Văn phòng, khách sạn, nhà hàng, tòa nhà
Trên 200 kVA : Nhà máy, khu công nghiệp, bệnh viện, trung tâm dữ liệu
Phân loại theo tính di động
Máy cố định : Lắp đặt tại chỗ, thường kết nối với hệ thống ATS tự động
Máy di động : Có bánh xe hoặc gắn trên rơ-moóc, dễ vận chuyển, phù hợp cho công trường, sự kiện
Phân loại theo hệ thống khởi động
Hệ thống khởi động | Mô tả |
Giật tay | Máy nhỏ, đơn giản, không cần điện ắc quy |
Đề điện | Dùng chìa khóa hoặc nút nhấn để khởi động |
Khởi động tự động (ATS) | Tự động bật máy khi mất điện và ngắt khi điện lưới có lại |
Phân loại theo thương hiệu
Một số thương hiệu máy phát điện dự phòng phổ biến tại Việt Nam:
Cummins (Mỹ)
Mitsubishi (Nhật)
Perkins (Anh)
Doosan (Hàn Quốc)
Yanmar, Denyo, Isuzu, Hino (Nhật Bản)

Phân biệt công suất dự phòng với các loại công suất khác
Loại công suất | Viết tắt | Mục đích sử dụng | Thời gian vận hành | Tải biến đổi |
Công suất dự phòng | ESP | Chỉ dùng khi mất điện lưới, khẩn cấp | Dưới 1 giờ mỗi 12 giờ, tối đa ~200 giờ/năm | Có thể biến đổi nhưng không liên tục |
Công suất liên tục | PRP | Cung cấp điện thường xuyên, thay thế lưới điện hoặc chạy liên tục khi cần | Không giới hạn thời gian | Thay đổi theo phụ tải) |
Công suất cơ bản (liên tục cố định) | COP | Cung cấp điện liên tục với tải cố định, không biến đổi | Không giới hạn | Tải cố định |
Công suất dự phòng tạm thời (LTP) | LTP | Dự phòng cho một khoảng thời gian giới hạn trong điều kiện đặc biệt (ít khi dùng) | Tối đa 500 giờ/năm | Có thể có |
Tư vấn chọn công suất dự phòng máy phát điện phù hợp
Xác định tổng công suất tải cần cấp điện
Tổng công suất tải là tổng công suất của tất cả thiết bị điện quan trọng cần dùng khi mất điện. Bao gồm đèn chiếu sáng, quạt, máy lạnh, máy bơm, thang máy, máy tính, tủ lạnh, máy móc sản xuất,… Đơn vị đo lường thường là kW (kilowatt) hoặc kVA (kilovolt-ampere).
Với tải thuần trở (đèn, nồi cơm, tivi…) thì kW ≈ kVA. Với tải cảm (động cơ, máy lạnh, thang máy…), cần tính thêm hệ số công suất (cosφ, thường là 0.8).
Tính công suất danh định (PRP – liên tục)
Cách tính công suất liên tục : Công suất PRP ( kVA) = Tổng tải càn dùng (kW) / cos φ
Tính công suất dự phòng (ESP – Standby)
Công suất dự phòng thường lớn hơn công suất liên tục 10–15%, để đề phòng khởi động tải hoặc tăng đột biến : ESP=PRP×1.1 (hoặc 1.15)
Chọn máy phát điện theo công suất ESP
Nên chọn máy có công suất ESP bằng hoặc lớn hơn công suất đã tính, để tránh quá tải và đảm bảo tuổi thọ máy. Ví dụ tổng tải cần dùng khi mất điện là 80 kW, với hệ số cosφ = 0.8 ⇒ PRP = 100 kVA, ESP = 110 – 115 kVA. Người dùng cần chọn máy phát điện dự phòng 120 kVA là hợp lý.
Một số lưu ý khi chọn công suất
Không tính 100% toàn bộ thiết bị nếu chỉ cần cấp điện cho thiết bị quan trọng.
Tải động cơ cần hệ số khởi động (gấp 2–3 lần tải định mức).
Nên chừa khoảng 10–20% công suất dư để đảm bảo an toàn.

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Bình Minh
Bình Minh Group là một trong những nhà phân phối máy phát điện Mitsubishi chính hãng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp máy phát điện Mitsubishi nhập khẩu đồng bộ nguyên chiếc, có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận sản phẩm. Bình Minh tự hào là một đối tác của công ty Mitsubishi Heavy Industries Engine System Asia Pte Ltd, nhà sản xuất và phân phối máy phát điện Mitsubishi chính hãng trên toàn thế giới. Với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành cung cấp nguồn điện dự phòng, chúng tôi đã phát triển một hệ thống chi nhánh, đại lý và trung tâm bảo hành trải dài khắp 3 miền. Khách hàng có thể tìm đến những đại lí được uỷ quyền phân phối chính hãng của Bình Minh trên toàn quốc hoặc đặt hàng trực tiếp thông qua số Hotline : 0964 160 888
Địa chỉ công ty : Số 31 ngõ 92 Nguyễn Khánh Toàn, P.Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Email giải đáp thắc mắc : contact@gensetpower.vn