Những thông tin cơ bản về vật liệu cách điện trong cầu đi ốt
Vật liệu cách điện là chi tiết nhỏ nhưng có vai trò lớn trong cầu đi ốt máy phát điện. Nó đảm bảo cách ly hoàn toàn giữa các tấm cực và phần dẫn điện. Nhờ đó, dòng điện không bị rò rỉ, giúp hệ thống vận hành ổn định. Hãy cùng Bình Minh tìm hiểu đặc điểm và những lỗi phổ biến của bộ phận này.
Cấu tạo và vị trí vật liệu cách điện trong cầu đi ốt
Các dạng vật liệu thường dùng
Các dạng vật liệu cách điện thường dùng
Vòng cách điện
Đây là dạng vật liệu phổ biến nhất. Thường được làm bằng nhựa chịu nhiệt hoặc sứ kỹ thuật. Vòng cách điện được đặt bao quanh các chốt cực, vít hoặc bulông đấu nối.
- Ưu điểm: Cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao (120–180°C tùy loại). Không bị biến dạng dưới áp lực siết vừa phải.
- Nhược điểm: Dễ nứt khi siết quá lực hoặc làm việc trong môi trường rung động mạnh
Keo epoxy cách điện
Là lớp keo hai thành phần (resin + hardener). Thường được dùng để phủ hoặc đổ vào các khe hở giữa tấm cực, đầu dây và bo mạch. Một số dòng cầu diode đổ epoxy toàn phần để chống rung và ẩm.
- Ưu điểm: Bám chắc, chịu điện áp cao, chịu rung, chống ẩm tốt.
- Nhược điểm: Nếu quá nhiệt (>150°C), lớp keo sẽ chuyển màu, chảy lỏng hoặc bong ra.
Miếng đệm cách điện chịu nhiệt
Dạng tấm mỏng, làm từ cao su silicone, mica hoặc composite fiberglass. Được chèn giữa các tấm cực và khung nhôm tản nhiệt.
- Ưu điểm: Độ đàn hồi cao, bù trừ được sai số lắp ráp. Chịu nhiệt đến 200–250°C với mica hoặc silicone chất lượng cao.
- Nhược điểm: Sau một thời gian làm việc, nếu lắp lỏng hoặc không được thay thế định kỳ. Đệm có thể chai cứng, mất độ đàn hồi. Từ đó giảm khả năng cách ly điện.
Vị trí lắp đặt trong cầu đi ốt
- Giữa các cực dẫn điện
Vật liệu cách điện được bố trí để ngăn tiếp xúc trực tiếp hoặc gần tiếp xúc giữa các cực. Điều này đặc biệt quan trọng trong cầu diode ba pha.
Xem thêm:
Vì sao máy phát điện cần tới bộ Giảm chấn thuỷ lực?
Máy phát điện Mitsubishi 625KVA MGS700R

- Giữa tấm cực và khung nhôm tản nhiệt
Tấm cực thường được bắt vít vào thân khung tản nhiệt để hỗ trợ dẫn nhiệt. Tuy nhiên, để không bị chạm điện, luôn cần có lớp cách điện. Một số cấu hình còn phủ thêm keo epoxy mỏng để gia cố.
- Bao bọc các vít, bulông và chân đấu nối
Vòng cách điện hoặc ống bọc cách điện thường được chèn ở đầu bulông, chân cos hoặc chân ốc. Điều này giúp ngăn hiện tượng dẫn điện qua phần ren hoặc thân vít.
Chức năng chính
Ngăn dòng rò và hiện tượng chạm chập:
Vật liệu cách điện có nhiệm vụ ngăn cách hoàn toàn giữa các cực dẫn điện và phần vỏ. Nhờ đó, hạn chế tối đa dòng điện rò hoặc chạm chập trong quá trình hoạt động. Đặc biệt khi rung động hoặc nhiệt độ tăng cao.
Chịu điện áp cao và môi trường nhiệt độ khắc nghiệt:
Vật liệu cách điện phải làm việc ổn định dưới điện áp hàng trăm volt và nhiệt độ lên tới 120–180°C. Nếu vật liệu không đạt chuẩn, sẽ nhanh chóng bị phá hủy.
Giảm nguy cơ đánh thủng và đoản mạch nội bộ:
Khi lớp cách điện bị suy giảm, dòng điện có thể phóng qua khoảng trống giữa các cực. Gây hiện tượng đánh thủng hoặc đoản mạch bên trong cầu diode. Vật liệu cách điện đạt tiêu chuẩn sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ này. Tăng độ bền và an toàn cho hệ thống máy phát.
Các lỗi thường gặp
Nứt, vỡ vòng cách điện:
Đây là lỗi phổ biến khi bulông siết quá lực hoặc do cầu đi ốt hoạt động trong môi trường rung động liên tục. Khi vòng cách điện bị vỡ, cực dương hoặc âm có thể chạm vào khung nhôm. Từ đó gây rò rỉ hoặc chập điện
Keo cách điện bong tróc:
Nếu dùng keo không đúng loại, hoặc máy phát bị quá nhiệt. Lớp keo epoxy sẽ mất độ bám, bong khỏi bề mặt, để lộ phần dẫn điện. Một số trường hợp keo bị chảy lỏng sẽ làm nhiễm bẩn lên các điểm tiếp xúc điện, gây sai số hoặc phóng điện.
Miếng đệm cách điện bị lão hóa:
Qua thời gian, đệm cách điện bằng silicone hoặc mica có thể biến chất. Chúng chai cứng, co rút hoặc rạn nứt, mất khả năng cách ly điện áp.
Lắp sai vị trí hoặc bỏ sót vật liệu cách điện:
Lỗi này thường xảy ra trong quá trình bảo trì, khi kỹ thuật viên không kiểm tra kỹ. Thiếu vật liệu cách điện ở các điểm nối có thể khiến cực chạm vỏ mà không được phát hiện ngay.